Mô tả sản phẩm
Nutrozinc Syrup 100 ml là thuốc dùng để bổ sung kẽm ở các bệnh có liên quan đến thiếu hụt kẽm, ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, tiêu chảy, chậm lành vết thương, thiếu máu, quáng gà và giúp chống lại một số triệu chứng viêm nhiễm.
Nutrozync được sản xuất bởi General Pharmaceuticals Ltd – Bangladesh, lưu hành với số đăng ký VN-16991-13. Sản phẩm được bào chế và đóng gói theo quy cách hộp 1 chai 100ml.
Công dụng của Nutrozync
Dược lực học
- Cơ chế các tác dụng trên miễn dịch của kẽm chưa được hiểu rõ. Một trong những nguyên nhân có thể do kẽm giúp ổn định màng, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình truyền tín hiệu liên quan đến miễn dịch trung gian tế bào. Kẽm tham gia vào quá trình truyền tín hiệu. Kẽm cũng có thể ảnh hưởng đến biểu hiện gen bằng cách ổn định cấu trúc của các yếu tố phiên mã miễn dịch khác nhau. Cảm ứng cytokine của kẽm cũng có thể do tương tác trực tiếp của kẽm với monocyte. Kích thích của kẽm với lympho t xuất hiện thông qua tăng monocyte il -1 và tiếp xúc tế bào – tế bào. Nồng độ kẽm cao ức chế sự gia tăng iympho t bằng cách chẹn enzyme kinase của receptor của il – 1 type 1. Việc hoạt hóa lympho t phụ thuộc nồng độ kẽm trong máu.
- Kẽm cũng có thể là chất chống oxy hóa thứ cấp. Kẽm không có tác dụng chống oxy hóa trong điều kiện sinh lý. Kẽm có khả năng ổn định màng tế bào bởi khả năng ổn định nhóm thiol và phospholipid. Nó cũng có thể chiếm giữ các các vị trí khác có các kim loại hoạt động như sắt. Các hoạt động này có thể bảo vệ màng chống oxy hóa. Kẽm cũng có mặt trong cấu trúc của enzyme zinc – đồng superoxide dismutase (zn/cu – sod).
- Kẽm cũng liên quan đến sự hình thành tinh trùng và sự chuyển hoá của testosterone. Thiếu kẽm dẫn đến giảm tinh trùng.
- Cơ chế của giả định mối liên quan giữa kẽm và thoái hóa điểm vàng liên quan tuổi hiện chưa được kiểm chứng.
Dược động học
Hấp thu
Kẽm được hấp thu qua đường tiêu hóa. Sự hấp thu của kẽm có thể bị giảm bởi một số thực phẩm nhất định, có thể làm giảm hấp thu 20 – 30%. Nhìn chung, khoảng 20% kẽm hấp thu qua đường tiêu hóa phụ thuộc vào dạng muối. Mức độ hấp thu cũng khác nhau với từng cá thể.
Phân bố
Phân bố khắp cơ thể nhưng nhiều trong xương, cơ quan sinh sản nam, tóc, mắt, thấp hơn trong cơ bắp, thận, gan. Liên kết cao với protein huyết tương, đặc biệt là albumin. Không có dữ liệu về thể tích phân bố.
Thành phần của Nutrozync
Kẽm……………………………10mg
Hướng dẫn sử dụng của Nutrozync
Chỉ định:
Thuốc Nutrozinc Syrup 100 ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Bổ sung kẽm ở các bệnh có liên quan đến thiếu hụt kẽm như nghiện rượu, hội chứng kém hấp thu, các bệnh đường ruột, viêm da đầu chi, mụn trứng cá, chán ăn tâm thần, bỏng nhiệt.
- Bổ sung kẽm ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, tiêu chảy, chậm lành vết thương, thiếu máu, quáng gà và một số rối loạn nhận thức.
- Bổ sung kẽm giúp chống lại một số triệu chứng viêm nhiễm.
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với kẽm hoặc các thành phần khác của thuốc.
Liều dùng & cách dùng:
Cách dùng
Thuốc Nutrozinc Syrup được dùng đường uống. Nên uống thuốc sau bữa ăn 1 – 2 giờ và pha loãng với nước (1 – 2 lần) trước khi cho trẻ uống.
Liều dùng
Tiêu chảy
Nên bổ sung kẽm cho trẻ ngay sau khi bị tiêu chảy trong vòng 10 – 14 ngày:
- Trẻ 2 – 6 tháng tuổi: 10 mg kẽm/ngày (tương đương 5 ml), chia 3 lần/ngày.
- Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi: 20 mg kẽm/ngày, (tương đương 10ml) , chia làm 3 lần.
- Trẻ trên 5 tuổi: 20 – 40 mg/ngày (tương đương 10 – 20 ml), chia làm 3 lần, tùy theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Kết hợp bù nước bằng ORS, tăng cho ăn hoặc cho trẻ bú mẹ.
Ngừa và điều trị viêm phổi ở trẻ em suy dinh dưỡng
10 – 70 mg kẽm/ngày.
Chứng chán ăn tâm thần
10 – 20 mg kẽm/ngày.
Bệnh hồng cầu lưỡi liềm
60 mg kẽm/ngày (tương đương 30 ml), chia 3 lần/ngày.
Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em
15 – 40 mg kẽm/ngày (tương đương 7,5 – 20 ml), chia làm 3 lần.
Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi (AMD)
80 mg kẽm/ngày (tương đương 40 ml), chia làm 3 lần, dùng kèm với vitamin C 500 mg, vitamin E 400 ui, beta – caroten 15 mg/ngày.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
Tránh ánh nắng trực tiếp.
Tác dụng không mong muốn
- Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ trên tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, kích ứng và loét miệng, kích thích dạ dày và viêm dạ dày. Các trường hợp đau đầu, khó chịu, thờ ơ ít khi xảy ra.
- Dùng kẽm kéo dài có thể gây ra thiếu các vi lượng khác, đặc biệt là đồng, sắt gây thiếu máu.
- Dùng kẽm liều cao kéo dài cũng gây ra các triệu chứng sinh dục và có thể dẫn đến ung thư tiền liệt tuyến.
Lưu ý
Thận trọng khi sử dụng
- Khi dùng đồng thời kẽm với các kháng sinh penicillin sẽ làm giảm tác dụng của kẽm cũng như tác dụng của kháng sinh. Kẽm có thể tạo phức chelate với kháng sinh tetracycline, do đó tránh dùng cùng thời điểm.
- Đối với bệnh nhân suy gan, có giảm bài tiết mật, cần chú ý giảm liều vì có thể bị tích tụ và quá liều.
- Thận trọng và giảm liều ở bệnh nhân suy thận.
- Không dùng kẽm khi bị HIV/AIDS.
Tương tác thuốc
- Penicillamine: Kẽm làm giảm hấp thu và hiệu quả điều trị của penicillamine, do đó không dùng đồng thời 2 thuốc với nhau. Nên uống cách nhau ít nhất 2 giờ.
- Kháng sinh quinolone: Đây là tương tác ở mức trung bình, kẽm có thể làm giảm hấp thu của quinolone, do đó nên dùng kháng sinh trước 2 giờ hoặc 4 – 6 giờ sau khi bổ sung kẽm.
- Kháng sinh tetracycline: Kẽm có thể tạo phức chất với tetracycline làm giảm hấp thu của tetracycline, do đó nên dùng kháng sinh trước 2 giờ hoặc 4 – 6 giờ sau khi bổ sung kẽm.
- Cisplatin: Kẽm có thể làm bất hoạt cisplatin, tuy tương tác này chưa biết chắc chắn về mức độ nhưng số lượng nhiễu gây ra là đáng kể.
Các muối calci, sắt: Sự cạnh tranh hấp thu có thể làm giảm hấp thu của cả kẽm và các vi lượng dùng cùng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.