Mô tả sản phẩm
Umetac 300 được sử dụng trong điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison và dùng trong các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid.
Umetac 300 được sản xuất bởi Umedica Laboratories – Ấn Độ, lưu hành với số đăng ký VN-14900-12. Sản phẩm được bào chế và đóng gói theo quy cách hộp 10 vỉ 10 viên nén.
Công dụng của Umetac 300
Thuốc Umetac 300 được chỉ định trong các trường hợp:
- Loét tá tràng cấp tính, loét dạ dày lành tính và điều trị duy trì.
- Tình trạng tăng tiết bệnh lý: hội chứng Zollinger-Ellison.
- Trào ngược dạ dày, thực quản.
- Loét dạ dày, tá tràng do thuốc.
Thành phần của Umetac 300
Ranitidin………………………………..300mg
Hướng dẫn sử dụng của Umetac 300
Chống chỉ định:
Thuốc Umetac 300 chống chỉ định với người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Liều dùng & cách dùng:
Loét dạ dày, tá tràng tiến triển, viêm thực quản 300 mg/ngày trước khi ngủ hoặc 150 mg x 2 lần/ngày x 4 – 6 tuần; duy trì 150 mg/lần trước khi ngủ.
Hội chứng Zollinger-Ellison bắt đầu 150 mg x 3 lần/ngày, có thể 900 – 1200 mg/ngày. Suy thận: giảm liều theo creatinine máu.
Sử dụng Umetac 300 với nhiều nước.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
Tránh ánh nắng trực tiếp.
Tác dụng không mong muốn
- Đau đầu, đau cơ, chóng mặt, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, nổi ban đỏ, nôn, mệt mỏi, thay đổi men gan thoáng qua.
- Hiếm gặp: quá mẫn, chậm nhịp tim, block nhĩ thất.
Thận trọng khi sử dụng
- Phải loại trừ loét ác tính trước khi điều trị.
- Thận trọng với bệnh nhân suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú.
Tương tác thuốc
- Ranitidin ức chế rất ít sự chuyển hóa ở gan của một số thuốc (như các thuốc chống đông máu cumarin, theophylin, diazepam, propranolol). Ái lực của ranitidin với men cytochrom P450 vào khoảng 10% so với cimetidin và mức độ ức chế men gan ít hơn cimetidin 2 – 4 lần.
- Tác dụng làm hạ đường huyết khi dùng phối hợp glipizid với ranitidin hoặc cimetidin có gặp nhưng thường không nhiều.
- Khi dùng phối hợp các kháng sinh quinolon với các thuốc đối kháng H2thì hầu hết các kháng sinh này không bị ảnh hưởng, riêng có enoxaxin bị giảm sinh khả dụng khi dùng cùng với ranitidin, nhưng sự thay đổi này không quan trọng về mặt lâm sàng.
- Khi dùng ketoconazol, fluconazol và itraconazol với ranitidin thì các thuốc này bị giảm hấp thu do ranitidin làm giảm tính acid của dạ dày.
- Khi dùng theophylin phối hợp với cimetidin thì nồng độ theophylin trong huyết thanh và độc tính tăng lên, nhưng với ranitidin thì tác dụng này rất ít.
- Ranitidin + clarithromycin: làm tăng nồng độ ranitidin trong huyết tương (57%).
- Propanthelin bromid làm tăng nồng độ đỉnh của ranitidin trong huyết thanh và làm chậm hấp thu, có thể do làm chậm sự chuyển vận thuốc qua dạ dày, sinh khả dụng tương đối của ranitidin tăng khoảng 23%.
- Dùng cùng lúc ranitidin với thức ăn hoặc với một liều thấp các thuốc kháng acid (khả năng trung hòa 10 – 15 mili đương lượng HCl trong 10ml) không thấy giảm hấp thu hay nồng độ đỉnh trong huyết tương của ranitidin.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.